PHÂN TÍCH NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ Ở

Giới thiệu

Thị trường BĐS nhà ở Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ đầu phát triển. Việc chưa phát triển các quỹ REITs (Quỹ đầu tư tín thác BĐS) và thị trường thứ cấp cho các khoản nợ BĐS (mortgage-backed securities), đồng thời ràng buộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tối đa 49% khiến thị trường BĐS nhà ở có ít động lực để phát triển bùng nổ.
  • Sở hữu và phát triển: Tại Việt Nam, các dự án BĐS nhà ở chủ yếu được đầu tư phát triển bởi các Chủ đầu tư hoặc các bên phát triển chuyên nghiệp.
  • Tài trợ vốn: Các dự án BĐS nhà ở chủ yếu được tài trợ vốn từ các ngân hàng thương mại. Một số ít các dự án huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ràng buộc tỷ lệ sở hữu tối đa 49% đối với NĐT có yếu tố nước ngoài đang là một trong những rào cản lớn trong việc thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Khai thác: thông thường chủ đầu tư sẽ trực tiếp vận hành và khai thác dự án BĐS nhà ở. Tuy nhiên, tại một số dự án BĐS trung – cao cấp cung cấp dịch vụ đa tiện ích, chủ đầu tư  sẽ thuê những doanh nghiệp quản lý tài sản chuyên nghiệp (Savills, CBRE, Vinhomes, etc.) để tiến hành quản lý vận hành các dự án.
  • Xây dựng: Đa số các đơn vị xây dựng trong các dự án BĐS nhà ở tại Việt Nam đều là công ty con hoặc công ty liên doanh/liên kết của chính chủ đầu tư dự án. Chỉ số ít các dự án quy mô lớn, những dự án đô thị, công trình phức hợp giá trị cao thì chủ đầu tư mới thuê các công ty xây dựng chuyên nghiệp bên ngoài.
  • Sử dụng: để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chủ đầu tư lập ra sàn giao dịch BĐS của riêng mình hoặc hợp tác với các công ty đại lý/ môi giới BĐS chuyên biệt để tiến hành mua bán.
Chuỗi giá trị ngành Bất động sản dân cư
Các loại hình BĐS nhà ở chính

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG